Thận trọng phân bổ vốn vào các tài sản tài chính

Diễn biến ghi nhận dòng vốn đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam trong tháng 3/2023 không vào ròng mà ngược lại.

Theo đó, vốn ngoại rút ròng ở mức độ đậm hơn so với các thị trường cùng khu vực. Đây là một tín hiệu xấu cho TTCK Việt Nam trong tháng 4, bất chấp những kết quả tăng trưởng GDP đầy tích cực của quý III/2022, và cả dự báo tăng trưởng GDP cao trong năm 2023 của Việt Nam. 

Cụ thể, theo báo cáo CTCK SSI, Bộ phận Nghiên cứu Phân tích ghi nhận các điểm nổi bật về dòng tiền trên thị trường tài chính toàn cầu trong tháng 3.

Dòng tiền vào các tài sản tài chính tiếp tục suy giảm

Tâm lý thận trọng thể hiện rất rõ khi nhà đầu tư giảm tỷ trọng các tài sản rủi ro trong danh mục. Và việc tâm lý trường không có sự cải thiện trong tháng 9, đến từ hiện tượng hàng loạt các NHTW lớn như Mỹ, EU nhấn mạnh theo đuổi chính sách tiền tệ thắt chặt với mục tiêu trọng tâm là kiểm soát lạm phát.

SSI Research dẫn khảo sát các nhà quản lý quỹ của Bank of America Merill Lynch, tỷ trọng tiền mặt trong danh mục tăng lên 6,1%, cao nhất kể từ 2001 và tỷ trọng vào thị trường cổ phiếu giảm xuống mức thấp nhất trong lịch sử. Dòng vốn vào thị trường cổ phiếu nới rộng đà giảm trong tháng 3, khi rút ròng 8,5 tỷ USD (từ mức 2,2 tỷ tháng 2). Dòng tiền vào các quỹ trái phiếu (-25,5 tỷ USD) và tiền tệ (-30,9 tỷ USD) cũng ghi nhận sự suy yếu rõ nét.

Thị trường phát triển (DM): Thận trọng xuyên suốt

Dòng vốn DM rút 9 tỷ USD (từ mức 3,5 tỷ trong tháng 2) với đóng góp chủ yếu đến từ khu vực Tây Âu trong bối cảnh lo ngại khu vực này sẽ nhanh chóng rơi vào suy thoái ngay trong năm nay hoặc đầu năm sau. Dòng tiền giải ngân vào thị trường Mỹ cũng suy yếu, khi chỉ vào ròng 3,2 tỷ USD – mức thấp nhất kể từ Covid 19.

Thị trường mới nổi (EM): Vốn vào ròng nhẹ

Thị trường mới nổi trong đó có Việt Nam ghi nhận vốn vào ròng nhẹ với 489 triệu USD – mức thấp nhất kể từ tháng 4/2019.

Dòng tiền vào thị trường Trung Quốc cải thiện trong tháng 3, vào ròng 8,6 tỷ USD – tăng gấp đôi so với tháng trước, khi dữ liệu vĩ mô về cuối quý có sự cải thiện nhờ các chính sách tài khoá và tiền tệ mở rộng. Trong khi đó, ngoại trừ Ấn Độ, Indonesia (nhờ triển vọng dòng vốn FDI tích cực), dòng vốn vào các nước Châu Á khác đều yếu đi rõ nét khi đồng USD mạnh lên.

Xem biểu đồ (dưới đây) của SSI Research một cách cụ thể, sẽ thấy vốn ngoại đã rút ròng ở thị trường Việt Nam cao hơn mức rút ròng ở Malaysia, Phillippines, Thái Lan; trong khi đó các thị trường Trung Quốc, Ấn Độ, Đài Loan ghi nhận có vốn vào ròng. 

"Chúng tôi duy trì quan điểm thận trọng về việc phân bổ dòng vốn vào các tài sản tài chính, đặc biệt là tới các quỹ cổ phiếu cho tới cuộc họp FED vào tháng 5, khi các rủi ro lớn như NHTW đẩy mạnh thắt chặt chính sách tiền tệ và rủi ro suy thoái kinh tế ngày càng đến gần hơn", báo cáo của SSI Research nhấn mạnh.

Mặc dù điểm tích cực là định giá thị trường cổ phiếu ở các quốc gia đã về mức thấp, trạng thái tâm lý của thị trường sẽ chỉ trở nên tích cực hơn và kích hoạt dòng vốn vào các quỹ cổ phiểu chỉ khi các tín hiệu về lạm phát có xu hướng giảm rõ nét và liên tục hơn, cũng như các thông điệp điều hành chính sách tiền tệ của FED mang tính chất nới lỏng hơn.

"Trong thời điểm hiện tại, chúng tôi chưa quan sát thấy có sự biến chuyển lớn trong tâm lý thị trường. Tương tự, dòng vốn cổ phiếu vào thị trường mới nổi sẽ ảnh hưởng mạnh bởi xu hướng của đồng USD và chúng tôi cho rằng sẽ không có sự bứt phá trong dòng vốn tới EM trong thời gian còn lại của năm", báo cáo lưu ý thêm. 

Ghi nhận cụ thể hơn về diễn biến dòng vốn ETF và nhà đầu tư riêng cho thị trường Việt Nam trong tháng 3, SSI Reseach cho biết dòng vốn ETF trong tháng 3 tiếp tục có sự phân hóa rõ rệt giữa các quỹ.

TTCK Việt Nam: Chịu ảnh hưởng mạnh bởi xu hướng thế giới

Dòng vốn giải ngân từ các quỹ ETF vào Việt Nam chậm lại, trong khi đó ngược lại xu hướng rút ròng cũng được thu hẹp lại. Tương tự tháng 2, xu hướng giải ngân từ nhóm các quỹ ngoại như Fubon, FTSE hay quỹ nội như SSIAM VNFinlead được duy trì, tuy nhiên với tốc độ chậm lại rõ rệt. Cụ thể, quỹ Fubon vào ròng +129 tỷ đồng, giảm 50% so với tháng 8, FTSE Vietnam, +77 tỷ đồng, giảm 88% hay SSIAM VNFIN Lead +38 tỷ đồng, giảm 73%. Đối với các quỹ rút ròng, nhóm quỹ ETF liên quan đến VFM vẫn tiếp tục rút với khối lượng thu hẹp lại như VFM VNDiamond (-407 tỷ đồng, cải thiện từ mức -891 tỷ trong tháng 2) hay VFM VN30 (-33 tỷ, từ mức -205 tỷ đồng tháng 2). Nhìn chung, hoạt động thận trọng ở chiều giải ngân khiến dòng vốn ETF bị rút ròng tổng cộng 316 tỷ đồng trong tháng 3 – chỉ sau mức rút ròng vào tháng 3 năm nay.

Tính chung cho 3 tháng đầu năm, các quỹ ETF vẫn ghi nhận dòng vốn vào ròng gần 8.200 tỷ đồng, với đóng góp chủ yếu từ Fubon và VNDiamond. Đáng chú ý trong tuần cuối tháng 3, chứng chỉ quỹ ETF mô phỏng VNMIDCAP đã được niêm yết trên sàn HSX với tổng giá trị ban đầu là 60 tỷ đồng.

Dòng tiền từ các quỹ chủ động kém tích cực hơn trong tháng 3. Xu hướng giải ngân từ các quỹ chủ động trong tháng 8 đã không được duy trì trong tháng 3, khi chúng tôi quan sát thấy hầu hết đều ghi nhận rút ròng (hoặc vào ròng khá khiêm tốn). Điều này đã khiến tổng lượng rút ròng trong tháng 3 ghi nhận ở mức hơn 440 tỷ đồng. Trên thực tế, việc rút ròng tương đồng với xu hướng giảm tỷ trọng vào các quỹ cổ phiếu trên thế giới, trong bối cạnh rủi ro suy thoái khiến các nhà quản lý quỹ sẽ giảm thiểu vào các tài sản tài chính rủi ro. Kể từ đầu năm, các quỹ chủ động đã rút ròng tổng cộng khoảng 840 tỷ đồng.

Giao dịch khối ngoại đảo chiều bán ròng trên thị trường chứng khoán trong tháng 3, với tổng giá trị là 3.500 tỷ đồng, mức cao nhất kể từ tháng 1 năm nay. Giao dịch khối ngoại kém khả quan kể từ nửa cuối tháng 2, và tương đồng với diễn biến của khối ngoại trong khu vực (ngoại trừ Indonesia, nhờ lợi thế về xuất khẩu nguyên vật liệu thô). Tính chung cho 3 tháng và loại trừ các giao dịch đột biến, khối ngoại mua ròng 2,5 nghìn tỷ đồng. Tỷ trọng giao dịch chưa có nhiều cải thiện (chiếm 6,7% tổng giao dịch trên thị trường – tương đương năm 2021 và giảm mạnh từ mức 11,1% trong năm 2020.

Như vậy, diễn biến dòng vốn vào TTCK Việt Nam trong tháng 3 tiếp tục không có quá nhiều khác biệt so với kỳ vọng và chịu ảnh hưởng mạnh bởi xu hướng của thế giới.

"Bên cạnh rủi ro đến từ bên ngoài, nhân tố nội tại có tác động không tích cực đến tâm lý thị trường ngày càng xuất hiện rõ ràng hơn, như tăng trường chậm lại hay NHNN có thể tiếp tục tăng lãi suất điều hành nhằm ổn định môi trường tỷ giá. Trong khi đó, yếu tố tích cực đến từ việc định giá thị trường hiện đang ở mức thấp có thể giúp dòng tiền chủ động giải ngân (tuy nhiên ban đầu sẽ ở mức thăm dò)", các chuyên gia của SSI Research đánh giá.

Với diễn biến của dòng vốn ngoại tại thị trường Việt Nam trong tháng 3, có thể thấy, dự báo của một số các tổ chức về cơ hội hấp dẫn của TTCK Việt Nam đã về mức định giá khá rẻ, trong bối cảnh dịch vốn toàn cầu vào các tài sản đầu tư, thực tế không hoàn toàn quá lớn và đang phụ thuộc vào trạng thái tâm lý của các nhà đầu tư với các chính sách thắt chặt tiền tệ của các NHTW tiếp theo.

Việc TTCK Việt Nam một lần nữa lỡ hẹn với danh sách xem xét để được nâng hạng từ thị trường cận biên (frontier market) sang thị trường mới nổi (emerging market), vẫn ở lại nhóm thị trường cận biên và nằm trong danh sách theo dõi thị trường mới nổi loại và FTSE sẽ đánh giá lại cơ hội chính thức nâng hạng thị trường mới nổi loại 2 của Việt Nam vào tháng 3/2023, theo công bố mới đây FTSE Russell, dù nằm trong dự kiến của giới đầu tư nhưng thêm vào đó, cũng khiến thị trường chùng trong thất vọng.

Thách thức cao dần của nền kinh tế trước các áp lực và dư địa điều hành hẹp hơn, đi cùng là những rủi ro trong biến động dòng tiền đầu tư toàn cầu, vì vậy, khiến nhiều nhà đầu tư cũng đã bắt đầu trạng thái đứng ngoài thị trường, hoặc chấp nhận "bơi qua đại dương" từ "đảo xa" bằng mọi giá, hoặc "thắt chặt dây an toàn" để vượt qua những rung lắc.

 

0 Nhận xét

Đăng nhận xét

Post a Comment (0)

Mới hơn Cũ hơn
Tham Gia Kiếm Tiền Cùng Tap2Down Xem Thêm