Công nghiệp 4.0 là gì, và có tác động thế nào đến ngành logistics?


Những thành phần này kết hợp với các mã số hiển thị phía dưới mã vạch (đây là các dãy số được doanh nghiệp sử dụng để phân định mã doanh nghiệp, dịch vụ, sản phẩm,..) để có thể giúp các thiết bị đọc (máy quét) đọc được thông tin liên quan tới sản phẩm.

1. JIT là gì?

JIT, viết tắt từ just-in-time, là một mô hình cụ thể của sản xuất tinh gọn, trong đó dựa trên tính toán kỹ lưỡng về nguồn cung nguyên liệu và nhu cầu sản phẩm để đưa ra dự báo, kế hoạch cung ứng nguyên liệu cho phù hợp với quá trình sản xuất. Ví dụ, một nhà máy sản xuất bàn ghế sẽ cần nguyên liệu là gỗ, ray ngăn kéo, bản lề, tay nắm, ốc vít. Dựa trên số lượng đặt hàng của từng thời kỳ, nhà máy sẽ dự báo chính xác khối lượng cần thiết của các loại nguyên liệu nói trên và mỗi ngày chỉ đưa về nhà máy khối lượng đủ để sản xuất, không thừa cũng không thiếu. Chi phí lưu kho và hàng tồn kho luôn là ám ảnh với các doanh nghiệp. Với JIT, lượng nguyên liệu cũng như sản phẩm tồn kho sẽ ở mức thấp nhất, do vậy chi phí liên quan đến kho cũng giảm xuống đáng kể, như cần ít người để trông coi kho hơn, không cần kho có diện tích quá rộng. Mô hình này phù hợp với các nhà máy có sản xuất tương đối ổn định, nguồn cung ổn định. Nếu nhà cung cấp có vấn đề, không thể giao hàng đúng thời hạn trong khi nhà máy không có dự trữ trong kho thì kế hoạch sản xuất có thể bị ảnh hưởng, dẫn đến chậm giao hàng cho khách hàng. Hoặc nếu nhu cầu tăng đột biến mà nhà cung cấp không đáp ứng kịp, nhà máy cũng sẽ không thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng. Là sự kế thừa của phương thức sản xuất hàng loạt do Henry Ford đưa ra, JIT là mô hình khác biệt với mô hình JIC (just-in-case) của Ford, theo đó nguyên liệu, bán thành phẩm được dự trữ thật nhiều để khi cần sẽ có ngay, nhưng bên cạnh đó cũng tạo ra dư thừa nguyên liệu, tốn diện tích, thời gian vận chuyển không cần thiết. Cùng với Kaizen (liên tục cải tiến), JIT là mô hình cụ thể đưa sản xuất tinh gọn vào thực tế sản xuất.

2. Dịch vụ khách hàng có được coi là một hoạt động logistics?

Mặc dù không phải là một công đoạn trực tiếp trong việc đưa hàng hóa đến với người tiêu dùng, dịch vụ khách hàng (hay dịch vụ sau bán hàng) đôi khi cũng được coi là một phần của quá trình logistics. Mục đích của dịch vụ khách hàng là làm thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng, chăm sóc và giúp đỡ khách hàng sử dụng, khai thác hết các tính năng của sản phẩm và qua đó tạo dựng niềm tin để khách hàng tiếp tục mua các sản phẩm khác. Trong logistics thu hồi, dịch vụ khách hàng là không thể thiếu để nắm bắt được ý kiến của khách hàng về sản phẩm, triển khai thu hồi, bảo hành, sửa chữa các sản phẩm chưa đạt yêu cầu.

3. Logistics có vai trò thế nào đối với ngành bán lẻ?

Bán lẻ là khâu cuối cùng trong chuỗi cung ứng, là giai đoạn đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Đặc điểm của bán lẻ là trị giá mua của mỗi đơn hàng không nhiều, nhưng số lượng người mua là rất lớn. Do số lượng người tiêu dùng lớn như vậy nên hệ thống bán lẻ cũng rất phong phú, bao gồm vô vàn các trung tâm thương mại, siêu thị, trung tâm mua sắm, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng tạp hóa, chợ, bố trí ở tất cả các địa bàn có dân cư sinh sống trên cả quốc gia. Điều kiện để hệ thống bán lẻ vận hành trơn tru, không bị gián đoạn chính là hệ thống logistics. Logistics trong ngành bán lẻ phải hết sức tỉ mỉ, đảm  bảo không nhầm lẫn, sai sót giữa hàng nghìn hay chục nghìn mặt hàng. Hình thức vận chuyển cũng phải rất linh hoạt để đáp ứng đủ hàng và kịp thời cho những cửa hàng nhỏ lẻ nằm ở khắp nơi. Ví dụ, với một mặt hàng là dầu gội đầu, có đến vài chục loại khác nhau về nhãn hàng, kích thước, chủng loại, hương thơm, v.v... Giả sử mỗi loại hàng, siêu thị nhập về 10 hộp. Khi hết hàng đến hộp thứ 3, người quản lý đã phải nhận biết tốc độ bán hàng để dự tính đặt hàng tiếp theo bổ sung cho kịp thời. Việc giao hàng vào lúc nào để kết hợp với các mặt hàng khác và tiết kiệm tối đa chi phí phương tiện đòi hỏi người làm logistics phải tính toán hết sức chi tiết và khoa học. Mối quan hệ giữa nhà cung cấp nguyên liệu, nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ tạo nên mối quan hệ xuyên suốt giữa các chủ thể có vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng.

4. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế có tác động như thế nào đến logistics?

Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình mở cửa nền kinh tế quốc gia thông qua việc tham gia các định chế và điều ước quốc tế, trong đó các nước chấp nhận áp dụng cùng một luật lệ, quy tắc để thúc đẩy sự di chuyển thông thoáng hơn của hàng hóa, dịch vụ, vốn đầu tư. Tại Việt Nam, quá trình hội nhập có thể đánh dấu bắt đầu từ việc trở thành thành viên của ASEAN vào năm 1995. Sau đó, chúng ta đã lần lượt tham gia APEC, ASEM, WTO và ký một loạt hiệp định thương mại tự do (FTA) với các nước và nhóm nước. Tác động lớn nhất của hội nhập kinh tế quốc tế đối với logistics là khi thị trường giữa các nước được mở cửa thông thoáng, lượng hàng hóa lưu chuyển giữa các quốc gia sẽ tăng lên đáng kể và do vậy, nhu cầu sử dụng dịch vụ logistics cũng gia tăng tương ứng.

Mặt khác, quá trình hội nhập đòi hỏi các nước phải sửa đổi, hoàn chỉnh hệ thống pháp luật cho phù hợp theo tinh thần minh bạch, dễ dự đoán. Lĩnh vực logistics cũng sẽ được hưởng lợi từ việc này. Hội nhập đem lại nhiều cơ hội, nhưng cũng đặt các doanh nghiệp logistics trong nước vào bối cảnh cạnh tranh bình đẳng với doanh nghiệp nước ngoài, như vậy buộc các doanh nghiệp phải tự cải tổ, đổi mới phương thức quản lý, chăm lo đội ngũ nhân sự để đáp ứng được nhu cầu công việc và cạnh tranh được với các đối tác cả trong nước và quốc tế. Dịch vụ logistics cũng là một trong những lĩnh vực dịch vụ cam kết mở cửa trong quá trình hội nhập. Theo đó, các doanh nghiệp nước ngoài sẽ được tham gia kinh doanh dịch vụ logistics trên thị trường Việt Nam ở những mức độ khác nhau, trong đó có những lĩnh vực được tham gia kinh doanh hoàn toàn giống như doanh nghiệp trong nước. Quá trình hội nhập cũng sẽ giúp nâng cao nhận thức và trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên khai thác, vận hành, hình thành tác phong làm việc chuyên nghiệp phù hợp với yêu cầu và tiêu chuẩn quốc tế.

5. Công nghiệp 4.0 là gì, và có tác động thế nào đến ngành logistics?

Công nghiệp 4.0 là cách nói ngắn của Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư. Cách mạng Công nghiệp lần thứ nhất diễn ra từ thế kỷ từ 18, với sự ra đời của máy hơi nước, giúp con người có thể làm được những việc nặng nhọc hơn với năng suất cao hơn. Cách mạng Công nghiệp lần thứ hai diễn ra trong thế kỷ 19, với sự phổ biến của các thiết bị sử dụng điện, làm cho máy móc thâm nhập và phổ biến rộng rãi hơn trong các lĩnh vực sản xuất.

Cách mạng Công nghiệp lần thứ ba diễn ra từ những năm 70 của thế kỷ 20, gắn liền với sự phát triển của máy tính và công nghệ thông tin, những yếu tố giúp kết nối hoạt động sản xuất - kinh doanh từ những địa điểm khác nhau, tạo nên những sản phẩm có xuất xứ đa quốc gia. Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư hiện nay đang được nói đến nhiều nhằm chỉ xu hướng sản xuất trong thời đại mới, với vai trò chủ chốt của kết nối mạng Internet. Các công đoạn của quá trình sản xuất được kết nối và điều khiển thông qua mạng, tạo nên sự tương tác mạnh mẽ giữa các thành phần tham gia sản xuất cũng như giữa nhà sản xuất và đối tác, khách hàng.

Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư đưa sản xuất đến gần hơn với logistics. Với hoạt động sản xuất «thông minh», được kết nối, điều khiển và giám sát chặt chẽ thông qua mạng, hoạt động logistics bắt buộc phải cải tổ để theo kịp tiến trình sản xuất. Bản thân logistics cũng sẽ là một lĩnh vực được ứng dụng công nghệ và kết nối nhiều hơn để nâng cao hiệu suất và hiệu quả của hoạt động này.

Chuỗi cung ứng bao gồm từ sản xuất, dự trữ đến vận chuyển, phân phối sẽ hoạt động dựa trên nền tảng kết nối chặt chẽ, minh bạch và nhanh chóng.

6. Mã vạch để làm gì? Ý nghĩa và những ứng dụng thực tiễn trong cuộc sống

Nếu nhìn mã vạch bằng mắt thường chắc hẳn mọi người sẽ không biết được những sọc đen trắng này để làm gì? Những thực chất, chính sự thay đổi về độ rộng, kích thước và khoảng cách giữa các khoảng trắng để biểu thị thông tin dạng số hoặc chữ để các thiết bị quét có thể đọc và hiển thị thông tin chính xác. Bên cạnh đó, việc sử dụng barcode trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh còn mang đến những lợi ích khác như:

Phân loại hàng hóa và quản lý kho

Mã vạch là một công nghệ thu thập dữ liệu và nhận dạng tự động các đối tượng là địa điểm, tổ chức, sản phẩm…. Dựa trên việc ấn định mỗi đối tượng là một mã số và thể hiện chúng dưới dạng barcode hoàn toàn giúp doanh nghiệp có thể phân loại hàng hóa dễ dàng, tiện lợi.

Theo cách thức phân loại hàng hóa và quản lý truyền thống, doanh nghiệp chủ yếu dựa vào đặc điểm sản phẩm và quản lý bằng sổ sách. Cách thức quản lý và phân loại này rất tốn thời gian, công sức và dễ dẫn đến nhiều sai sót. Tuy nhiên, thông qua barcode với các ký hiệu riêng biệt đã được mã hóa và dán trên mỗi sản phẩm, sẽ giúp quá trình quản lý hàng hóa trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.

Kiểm tra thông tin sản phẩm thông qua Barcode

Mỗi sản phẩm hiện nay tiêu thụ trên thị trường đều có mã vạch, nó giống như một “thẻ căn cước” của hàng hóa. Khi người dùng sử dụng các thiết bị quét mã và thực hiện thao tác quét Barcode, trên màn hình sẽ hiển thị đầy đủ thông tin về sản phẩm, nguồn gốc để mọi người tham khảo. Mỗi mã vạch đều có cấu tạo 4 nhóm:

Nhóm 1: Từ trái sang phải, ba chữ số đầu là mã số về quốc gia (vùng lãnh thổ).
Nhóm 2: Tiếp theo gồm bốn chữ số là mã số về doanh nghiệp.
Nhóm 3: Tiếp theo gồm năm chữ số là mã số về hàng hóa.
Nhóm 4: Số cuối cùng (bên phải) là số về kiểm tra.
Chức năng thanh toán và giao dịch mua hàng

Tại các hệ thống siêu thị, cửa hàng, nhân viên thu ngân thường quét mã vạch để giao dịch và thanh toán. Bởi vì, trên mỗi barcode sẽ được ấn định cho một dòng sản phẩm riêng mà doanh nghiệp đặt ra, trong đó bao gồm cả giá cả. Vậy nên, phía thu ngân chỉ việc cầm từng sản phẩm lướt qua hệ thống máy quét mã thì hệ thống sẽ tự động đọc thông tin và truy xuất ra giá tiền chính xác, nhanh chóng.

Ứng dụng khác của mã vạch

Ngoài việc hỗ trợ quản lý, thanh toán và kiểm tra thông tin, hình ảnh mã vạch còn được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác như:

– Y tế: Ý nghĩa mã vạch trong ngành y tế thường dùng để kiểm soát hồ sơ bệnh án, khai báo y tế, các mẫu xét nghiệm, thiết bị y tế, ngân hàng máu,…. Hạn chế tình trạng sai sót và quản lý thủ công.

– Chuyển phát nhanh: Mỗi kiện hàng sẽ có một mã vạch và được gán các thông tin cần thiết như: Tên hàng, tên người nhận, mã hàng, địa chỉ để hỗ trợ giao hàng nhanh chóng, chính xác và hạn chế sai sót.

– Ngành thuế: Trong ngành thuế, việc quản lý các tờ khai thuế của các đơn vị sẽ dễ dàng hơn khi mã hóa chúng bằng mã vạch 2D. Nhờ vậy, nhân viên ngành thuế hoàn toàn cập nhật dữ liệu nhanh chóng, chính xác chỉ với một vài giây quét mã.

 

0 Nhận xét

Đăng nhận xét

Post a Comment (0)

Mới hơn Cũ hơn
Tham Gia Kiếm Tiền Cùng Tap2Down Xem Thêm