Hệ thống tài chính là gì? Thành phần chính của hệ thống tài chính?

 

Hệ thống tài chính là gì?

Hệ thống tài chính được biết đến chính là mạng lưới (hệ thống) các trung gian tài chính (ngân hàng thương mại, tổ chức tiết kiệm và cho vay, bảo hiểm) và thị trường tài chính (thị trường cổ phiếu, trái phiếu) mà ở đó diễn ra việc tham gia giao dịch, mua bán nhiều loại công cụ tài chính khác nhau (tiền gửi ngân hàng, tín phiếu kho bạc, cổ phiếu, trái phiếu) có liên quan đến việc chuyển tiền, vay và cho vay vốn (tài trợ tín dụng). Hệ thống tài chính hoạt động ở cấp quốc gia và toàn cầu. Hệ thống tài chính nói chung bao gồm các dịch vụ, thị trường và thể chế tài chính phức tạp, có liên quan chặt chẽ với nhau nhằm cung cấp mối liên kết hiệu quả, tối ưu và thường xuyên giữa các nhà đầu tư và người gửi tiền.

Nói một cách khác, hệ thống tài chính có thể được biết đến là nơi tồn tại của việc trao đổi phương tiện tài chính (tiền tệ) trong khi có sự phân bổ lại vốn (cơ cấu dòng vốn) vào các khu vực cần thiết (thị trường tài chính, doanh nghiệp kinh doanh, ngân hàng) để tận dụng tiềm năng của lý tưởng của tiền tệ và việc luân chuyển, sử dụng để nhận được lợi ích từ chúng. Toàn bộ cơ chế này được gọi là hệ thống tài chính. Các trung gian tài chính và thị trường tài chính đóng vai trò then chốt trong nền kinh tế với tư cách tổ chức trung gian trong quá trình chuyển các khoản tiết kiệm và nguồn vốn khác tới tay người vay. Một trong những nhiệm vụ cơ bản của chúng là điều hòa các yêu cầu khác nhau của người tiết kiệm và người đầu tư, qua đó tạo ra mức tiết kiệm và đầu tư cao hơn trường hợp không có chúng.

Các trung gian tài chính và thị trường tài chính vẫn luôm luôn đóng vai trò then chốt trong nền kinh tế với tư cách tổ chức trung gian trong quá trình chuyển các khoản tiết kiệm và nguồn vốn khác tới tay người vay. Một trong những nhiệm vụ cơ bản của trung gian tài chính và thị trường tài chính đó chính là điều hòa các yêu cầu khác nhau của người tiết kiệm và người đầu tư, qua đó tạo ra mức tiết kiệm và đầu tư cao hơn trường hợp không có chúng.

Nhìn chung, ta nhận thấy rằng các chủ thể là những người tiết kiệm muốn đầu tư vốn của họ vào những nơi an toàn và rủi ro thấp, có thể nhanh chóng chuyển thành tiền mặt ( tức dễ sử dụng tiền của mình), có lợi tức cao để bảo vệ giá trị thực tế của các khoản tiết kiệm và đem lại thu nhập thường xuyên. Các chủ thể là nguời đầu tư nhìn chung muốn có các khoản vốn vay với số lượng khác nhau nhằm mục đích để đáp ứng nghĩa vụ về vốn và tài chính ngắn hạn, trung hạn và dài hạn trong điều kiện có tính bất định và rủi ro cao. Các định chế tài chính ra đời thực chất cũng đã góp phần điều hòa những yêu cầu này theo 3 cách chủ yếu được nêu cụ thể dưới đây, đó chính là:

– Thu hút các khoản tiết kiệm nhỏ của nhiều người, qua đó có được số tiền lớn để tài trợ cho các dự án đầu tư lớn.

– Nắm giữ cơ cấu tài sản đa dạng và cho vay vào nhiều mục đích khác nhau để nhằm mục đích từ đó các chủ thể sẽ có thể thu được hiệu quả quy mô lớn, lợi nhuận cao, trong khi vẫn phân tán được rủi ro.

– Kết hợp nguồn lực của nhiều người tiết kiệm để có thể từ đó cung cấp cả vốn ngắn hạn và dài hạn cho nhiều chủ thể là những người đầu tư.

Ý nghĩa, đặc trưng và phân loại hệ thống tài chính:

Ý nghĩa của hệ thống tài chính:

Một hệ thống tài chính được tổ chức tốt và vận hành trơn tru, hiệu quả là một điều kiện rất quan trọng trong một nền kinh tế hiện đại có tính chuyên môn hóa cao như trong thời đại hiện nay.

Đặc trưng của hệ thống tài chính:

Hệ thống tài chính hiện nay cũng được phân loại thành hai bộ phận chính cụ thể đó chính là thị trường tài chính và trung gian tài chính.

Trên thị trường tái chính, người có tiết kiệm có thể cung cấp vốn trực tiếp tới những người có nhu cầu vay vốn.

Ví dụ cụ thể ta có thể kế đến như thị trường trái phiếu công ty. Tổng công ty dầu khí Việt Nam có thể bán trái phiếu ra công chúng để nhằm từ đó có thể tài trợ cho việc xây thêm nhà máy lọc dầu mới, và các cá nhân như chúng ta có thể sử dụng phần tiết kiệm dành được để mua những trái phiếu này.

Hình thức này cũng còn được gọi là tài chính trực tiếp. Mua cổ phiếu cũng là một hình thức tài chính trực tiếp.Các thành phần của hệ thống tài chính.

Hệ thống tài chính bao gồm các thành phần chính cụ thể như:

– Tài chính công (gồm ngân sách nhà nước và các quỹ ngoài ngân sách) là một thành phần của hệ thống tài chính.

– Tài chính doanh nghiệp là một thành phần của hệ thống tài chính.

– Thị trường tài chính (gồm thị trường tiền tệ và thị trường vốn) là một thành phần của hệ thống tài chính.

– Tài chính quốc tế là một thành phần của hệ thống tài chính.

– Tài chính hộ gia đình, cá nhân là một thành phần của hệ thống tài chính.

– Tài chính các tổ chức xã hội.

– Tài chính trung gian (bao gồm tín dụng, bảo hiểm).

Các thành phần này đều có quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển của tài chính.

Cấu trúc của hệ thống tài chính:

Cấu trúc của hệ thống tài chính bao gồm các tụ điểm vốn và các bộ phận dẫn vốn bao gồm các cơ quan, tổ chức cụ thể như sau: Tài chính doanh nghiệp, Ngân sách Nhà nước, thị trường tài chính và các tổ chức tài chính trung gian, tài chính dân cư và các tổ chức xã hội, tài chính đối ngoại.

Các tụ điểm vốn là bộ phận mà ở đó các nguồn tài chính được tạo ra, bên cạnh đó thì nó cũng là nơi thu hút trở lại nguồn vốn, tuy nhiên ở các mức độ và phạm vi khác nhau. Trong hoạt động kinh tế, các tụ điểm vốn này có mối liên hệ thường xuyên với nhau thông qua những mối quan hệ nhất định.

Một vài khái niệm khác có liên quan:

Trung gian tài chính:

Cụ thể chúng ta có thể kế đến như ngân hàng, các quỹ tín dụng, các quỹ tương hỗ. Các tổ chức trung gian tài chính này sẽ đảm nhận nhiệm vụ kết nối giữa những người có tiết kiệm với những người có nhu cầu vay vốn. Tuy nhiên, mối liên kết ở đây gián tiếp thông qua các trung gian tài chính.

Ví dụ: các chủ thể sẽ có thể gửi tiền tiết kiệm vào trong ngân hàng dưới dạng tiền gửi, và ngân hàng có thể dùng số tiền của bạn để cho một doanh nghiệp nào đó vay. Do vậy hình thức này còn được gọi là tài chính gián tiếp.

Mặc dù dòng vốn bản chất sẽ đi từ bạn là người có tiết kiệm tới doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn, nhưng trên danh nghĩa người vay tiền của các chủ thể đó sẽ là các trung gian tài chính chứ không phải các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn, và người cho doanh nghiệp vay cũng là các trung gian tài chính chứ không phải bạn.

Ngân sách Nhà nước:

Ngân sách Nhà nước gắn liền với các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước, bên cạnh đó thì gân sách Nhà nước cũng được xem là phương tiện vật chất cần thiết để hệ thống chính quyền nhà nước thực hiện được nhiệm vụ của mình. Trong điều kiện của nền Kinh tế thị trường. Ngân sách Nhà nước còn có vai trò to lớn trong điều tiết vĩ mô của nền kinh tế – xã hội. Đó là vai trò định hướng phát triển sản xuất, điều tiết thị trường, bình ổn giá cả, điều chỉnh đời sống xã hội. Để có thể thực hiện được các vai trò đó, ngân sách nhà nước phải có các nguồn vốn được tập trung từ các tụ điểm vốn thông qua các chính sách thu thích hợp.

Tài chính dân cư và các tổ chức xã hội:

Tài chính dân cư và các tổ chức xã hội là một tụ điểm vốn quan trọng trong hệ thống tài chính. Hoạt động tài chính của các nước có nền kinh tế phát triển và hoạt động tài chính ở nước ta những năm gần đây đã chỉ ra rằng: nếu có những biện pháp thích hợp, chúng ta có thể huy động được một khối lượng vốn đáng kể từ các hộ gia đình để phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế, đồng thời còn góp phần to lớn vào việc thực hiện các chính sách về định hướng tích lũy và tiêu dùng của nhà nước.

 

0 Nhận xét

Đăng nhận xét

Post a Comment (0)

Mới hơn Cũ hơn
Tham Gia Kiếm Tiền Cùng Tap2Down Xem Thêm